Pages

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Những tố chất giúp bạn thành công trong ngành thiết kế thời trang

Thiết kế thời trang luôn đòi hỏi phải sáng tạo một cách tối đa, vì vậy nó cũng đòi hỏi những tố chất cơ bản để bạn có thể thành công trong công vệc.

thiết kế thời trang luôn cần sự sáng tạo
Thiết kế thời trang luôn cần sự sáng tạo
- Năng khiếu tạo hình, óc thẩm mỹ cao
Năng khiếu trong thiết kế thời trang luôn là một yêu cầu bắt buộc. Muốn đi theo con đường này, các bạn phải có những cảm nhận của riêng mình về màu sắc, đường nét, kiểu dáng, cũng như có cảm giác tốt về sự cân xứng và tỷ lệ. Bạn phải biết nhìn tổng thể, lại rất tỉ mỉ, chi tiết.
- Yêu vẻ đẹp của con người
Đối với một nhà thiết kế thì đây chính là một trong những tố chất hàng đầu cần phải có. Đây chính là tình yêu lớn lao của một nhà thiết kế, nếu không có nó, bạn sẽ không thể tìm được niềm đam mê đích thực để kiên trì tiến bước trên con đường thiết kế thời trang đầy chông gai.
- Óc sáng tạo và thực tế
Điều này rất quan trọng, vì óc sáng tạo giúp cho bạn luôn có nhu cầu làm mới chính bản thân mình và luôn biết cách làm mới mình.
Nhưng nếu chỉ có óc sáng tạo đơn thuần mà thiếu đi thực tế sẽ khiến bạn đi lệch khỏi mục đích thực sự của thời trang. Chính những hiểu biết về đời sống xã hội và tư duy thực tiễn sẽ được áp dụng để thiết kế ra những mẫu trang phục hoặc phụ kiện. Hãy nhớ rằng, bạn không sáng tạo các mẫu thời trang cho mình mà cho cộng đồng.
- Tính kiên trì, sự bền bỉ và cầu thị
Sự thích thú ban đầu thì ai cũng có, nhưng để biết nó có thực sự là say mê không cần cả một thời gian dài để chứng minh. Hãy kiên trì và bền bỉ trên con đường thiet ke thoi trang. Tuy nhiên, bạn phải tránh nhầm lẫn sự bền bỉ ấy với tính bảo thủ, độc đoán. Bạn cần phải biết cầu thị, biết tiếp thu những quan điểm, ý kiến, xu hướng hay thẩm mỹ mới v.v... Đặc biệt, bạn cũng cần tìm hiểu và cập nhật những thông tin về công nghệ, ví dụ như về công nghệ may và các loại chất liệu,… chính những tiến bộ về khoa học kỹ thuật đang giúp ngành thời trang phát triển một cách nhanh chóng.
- Đôi bàn tay khéo léo
Công việc thiết kế luôn yêu cầu phải làm việc tỉ mỉ trên từng đường kim mũi chỉ, từng chất liệu vải nên một đôi bàn tay khéo léo là điều cần thiết. Vì vậy, các bạn hãy chăm chút tập luyện để sở hữu một đôi tay thật khéo léo ngay bây giờ.
Thiết kế thời trang rất cần một đôi tay khéo léo
Thiết kế thời trang rất cần một đôi tay khéo léo
- Vốn văn hóa sâu rộng, khả năng ngoại ngữ
Kiến thức văn hóa sâu rộng chính là cội nguồn bất tận cho cảm hứng sáng tạo của bạn. Am hiểu về bản sắc văn hóa, bạn sẽ có thể tạo nên những bộ trang phục mang bản sắc văn hóa đấy.
Khả năng ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận được các xu hướng thời trang trên thế giới và dễ dàng hơn khi giới thiệu thời trang của mình tới bạn bè quốc tế.
- Bạn thực sự say mê nghề nghiệp này
Yếu tố cuối cùng và cũng là yếu tố quan trọng nhất, đấy chính là sự say mê đối với nghề. Không có nó bạn không thể đi cùng nghề đến hết con đường chông gai của sự nghiệp.

7 điều bạn không nên hỏi designer

Nói chung thì các designer rất là đáng yêu, thân thiện và chăm chỉ. Tuy nhiên một khi đã hỏi họ những điều sau đây thì có khả năng bạn sẽ phải nhìn mặt trời mà không chói lóa trong một thời gian dài.
Khách hàng, bạn phải học cách yêu lấy họ nhưng thật ra thì bạn chỉ muốn bóp cổ họ từ đằng sau thật chặt.
Tất nhiên rồi, khách hàng là người trả công cho bạn vì vậy thậm chí khi họ làm chúng ta tức điên lên, chúng ta vẫn cứ phải nén cơn lại, mỉm cười thật tươi, giữ bình tĩnh và lịch sự. Nhưng có vài thứ sẽ làm máu trong người chúng ta sôi lên sùng sục và đây là những thứ tồi tệ nhất…

1. Chúng tôi muốn lấy bản gốc có đủ layer. Chúng tôi muốn tự sửa chúng.

Ông muốn file gốc à, vậy hãy bước qua xác tôi trước đã!
Một câu hỏi thường gặp, có khả năng khi khách hàng muốn người trong công ty họ ( hay ai đó mà họ biết) vọc cái file thiết kế của bạn và có khả năng là chúng sẽ được thay đổi theo cái cách mà chính bạn cũng không thể nhận ra hay có khi chỉ là thay đổi cái font mà họ không thích.
Bạn nên trả lời thế này: “ Em không thể đưa anh file gốc được vì nó quá lớn và thứ tự sắp xếp layer thì chỉ có một mình em hiểu. Nếu anh muốn chỉnh sửa thì mình có thể cùng bàn luận.”
Nhưng thực ra thì bạn muốn nói thế này: “ Tại sao tôi phải đưa ông file gốc trong khi tôi biết thừa ông sẽ phá tung nó lên?”

2. Anh có thể làm theo style giống thế này không?

Mọi chuyên thường diễn ra như sau:
a) Khách hàng nhìn thấy cái gì đó hay hay
b) Họ tìm ra được tên thằng cha đã thiết kế nên cái đó
c) Họ thấy bảng giá thiết kế của thằng cha kia quá đắt
d) Họ đòi bạn làm một thiết kế tương tự với giá chỉ bằng cái móng tay so với hắn
Thật bất hạnh khi chuyện đó xảy ra – bạn có thừa phong cách và thẩm mỹ cơ mà, tại sao bạn phải đi sao chép người khác chứ? Hơn thế nữa, bạn còn kì vọng sản phẩm lần này sẽ tạo được tiếng vang trên trang portfolio online của mình.
Bạn nên trả lời thế này: “Em thấy style này cũng đẹp đấy nhưng anh đã xem thiết kế mà em làm cho chị A chưa ? Em nghĩ style của em cũng tốt không kém.
Nhưng thực ra thì bạn muốn nói thế này:” Xin lỗi nhé, đây không có thói quen đi sao chép thiết kế người khác, lượn!”

3. Anh có thể gửi thiết kế cho chúng tôi dưới định dạng word được không?

“Khách hàng yêu dấu, có vẻ như anh *beep* hiểu gì cả, phải không?
Đôi khi thì khách hàng không có hiểu gì về thiết kế cả. Trừ phi là bạn may mắn nếu không kiểu gì thì kiểu bạn cũng sẽ gặp trường hợp này ít nhất một lần trong đời. Tương tự như câu hỏi phía trên – nhưng cho thấy một mức độ vô đối không hề nhẹ.
Bạn nên trả lời thế này:” Em không thể gửi file word được vì em thiết kế bằng phần mềm [blah blah]. Tuy nhiên, em có thể gửi anh bản PDF để anh có thể mở bằng Adobe Reader.
Nhưng thực ra thì bạn muốn nói thế này:” Word à, word cái gì vậy?!!!”

4. Nếu anh làm được dự án này, tên tuổi anh sẽ nổi lên như diều – vậy anh có thể làm GIÚP chúng tôi được không?

Đây là một trong những chiêu trò từ thuở xa xưa, làm thân với một designer để nhờ một dự án thương mại như thể đó là một lời mời hợp tác để thay đổi thế giới.
Không thể có sự thỏa hiệp cho việc này – thậm chí cả khi bạn là một designer mới vào nghề. Và nói thêm về cái “ tên tuổi anh sẽ nổi lên như diều”, bạn sẽ nói với người thợ lắp bồn tắm là “ Tớ không có tiền để trả cậu nhưng khi mọi người nhìn thấy cái bồn tắm này thì tớ sẽ nói với họ là cậu đã lắp nó”, hay với bác sĩ nha khoa” Nếu anh làm trắng răng cho em miễn phí thì em sẽ khen ngợi anh trước bạn bè và họ sẽ ùn ùn kéo tới đây để tẩy trắng răng” Không, còn lâu mới có chuyện đó.
Bạn nên trả lời thế này: “Xin lỗi, tôi đang rất bận và không thể tham gia vào một dự án phi lợi nhuận được.”
Nhưng thực ra là bạn muốn nói thế này: (vì không muốn bị block bới facebook vì sử dụng từ ngữ trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam nên xin phép không dịch đoạn này)

5. Trông đẹp đấy nhưng anh có thể lấy cái ảnh tôi vừa search trên Google được không?

Chú ý cho những người không biết: Google gợi ý một hình ảnh không có nghĩa là nó không có bản quyền
Một ví dụ khác về việc khách hàng chẳng biết quái gì về quá trình thiết kế cũng như luật tác quyền. Chuyện này cũng giống như việc khách hàng đòi bạn phải dùng một font nào đó thay vì bỏ tiền ra mua.
Mọi chuyện thường bắt đầu theo kịch bản: Bạn vừa làm một mock up sử dụng một hình stock ( dĩ nhiên là hình đó bạn có mua bản quyền). Nhưng khách hàng không thích hình đó mặc cho bạn đã giải thích khá nhiều lần. Vì vậy họ mò vào Google và tìm được một tấm mà họ cho là thích hợp và họ CHỈ thích dùng hình đó :/
Bạn nên trả lời thế này: “ Em không thể sử dụng hình này vì nó thuộc quyền sở hữu của [Mark Zukerberg chẳng hạn] và nó đã được sử dụng ở một thiết kế của công ty [Facebook chẳng hạn] rồi. Nếu anh muốn hình giống như thế thì em có thằng đệ chụp ảnh rất tốt, mình có thể chụp cái khác ngon hơn.”
Nhưng thực ra là bạn muốn nói thế này:” Ông ngu *beep* Thứ nhất là cái ảnh đấy xấu *beep*. Và thứ hai là ông không thể lấy một cái ảnh bất kì trên mạng rồi tự ý sử dụng! Ông có hiểu gì không vậy?”

6. Chúng tôi chưa có nội dung gì cả, vậy anh cứ TẠM thiết kế trang web rồi chúng ta sẽ cho nội dung vào sau được không?

Chuyện nhỏ thôi. Các người chưa có nội dung, chưa có yêu cầu về màu, chưa có cả slogan. Các người còn chưa có tên công ty. Tất nhiên, tôi sẽ thiết kế cho mấy người một cái web. Tôi cũng chẳng biết là nó sẽ trông thế nào cả, có thể tôi sẽ cho mấy ảnh gấu Teddy vào, thêm mấy bông hoa cho đẹp, thậm chí dùng font Comic Sans nữa. Cũng giống như việc các người chẳng có cái gì trong đầu, nhỉ?
Bạn nên trả lời thế này: “ Em xin lỗi nhưng chúng ta cần phải bàn luận về nội dung trang web và mục tiêu của bên anh trước khi em bắt đầu lên cấu trúc và thiết kế.”
Nhưng thực ra là bạn muốn nói thế này: "Ông có thể làm được 2 việc đó là cút ngay khỏi văn phòng của tôi và không làm lãng phí thời gian của tôi nữa, đồ đầu to não nho!”

7. Anh có thể làm nó trông “nổi” hơn không? (make it pop)

“Ôi đôi mắt của tôi T_T”
À, lại cái câu “ làm nó trông “nổi” hơn”. Câu cửa miệng của khách hàng. Cơ bản là câu này cũng giống như “phóng lớn logo to một tí”. Điều này chẳng giúp làm bản thiết kế tốt hơn, chỉ đơn giản là khách hàng muốn nó sáng hơn 1 chút, đặc biệt là loại khách hàng đồng bóng.
Bạn nên trả lời thế này: Đầu tiên, hỏi chính xác là khách hàng muốn gì – họ muốn bản thiết kế sáng hơn? Cố gắng giải thích mọi thứ thật logic, hãy nói lí do mà bạn chọn bảng màu này cho thiết kế. Nếu họ vẫn cứ khăng khăng muốn đổi, yêu cầu họ ra ngoài 1 lúc để bạn tập trung làm việc và trong khi họ đi thì giả vờ như đã sửa và xem họ nói gì khi thấy kết quả, hay đơn giản là chỉnh sáng màn hình lên 1 tí.
Nhưng thực ra là bạn muốn nói thế này: “Nổi à? Được, tôi làm nó nổi bần bật ngay đây! Sau đó thì chuyển hết chữ thành màu vàng.”

50 lời khuyên dành cho graphic designer

Những Điều Nhà Thiết Kế Cần Làm
Những dấu hiệu cho thấy bạn là một Designer
Đây là một bài viết mà tôi đọc thấy rất hay và dịch lại, những kiến thức đc viết cực kì ngắn gọn của nó ko chỉ hữu ích với những học sinh mà cả những người đã đi làm, hy vọng các bạn sẽ tìm thấy 1 cái gì đó có lợi cho mình qua bài viết này.
Bắt đầu nào!!
1. Bạn không phải là người đầu tiên 

Đã từng có hàng trăm hàng ngàn người mở studio, làm freelance, hoặc xin đc thử việc tại các công ty nước ngoài rồi.       

2. Luôn có người giỏi hơn bạn 

Cho dù bạn giỏi đến đâu, cũng sẽ luôn có người khác giỏi hơn bạn, thậm chí gấp 10000.123654789 lần bạn, vì vậy đừng phí thời gian lo lắng về chuyện đó.       

3.Thành công không phải là một tài nguyên hữu hạn

Trường học thường  tiêm nhiễm vào đầu bạn một suy nghĩ sáo rỗng là: Một ai đó sẽ phải thất bại thì bạn mới chiến thắng. Nhưng trên thực tế, Thành công của người khác cũng chẳng ảnh hưởng gì tới bạn cả.       

4. Bạn không thế thành công nếu không có mục tiêu 

Thử nghĩ xem, nếu bạn ko biết mình muốn gì, thì làm sao bạn có thể theo đuổi nó đc ? Đặt ra một mục tiêu giúp bạn có một đích đến, và tất nhiên, một điểm để bắt đầu.       

5. Mọi thứ khi bắt đầu đều cần 1 lực tác động  

Bạn mất nhiều công sức để bắt đầu 1 việc hơn là khi dừng nó lại. Hãy luôn nhớ điều này.       

6. Con đường mà bạn đang chọn thoải mái hơn bạn tưởng 

Để tiến vào ngành công nghiệp thiết kế, bạn chỉ cần 3 thứ: Khả năng làm việc tốt, năng lượng dồi dào và 1 tính cách dễ gần.
Nhưng rất nhiều người bỏ quên mất yếu tố cuối cùng.       

7. Giữ hình tượng bản thân tốt  

Sự nhận thức của bạn là tài sản quan trọng nhất, hãy xem như mình là người mà bạn muốn trở thành, và mọi người cũng sẽ như vậy       

8. Hãy làm 1 trang web cá nhân đơn giản và sạch sẽ 

Porfolio chính là điểm khởi đầu và kết thúc sự nghiệp của bạn, với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ ngày nay, không lý do gì mà bạn không có 1 website.       

9. Luôn tỉ mỉ với công việc của bạn 

Đừng bao giờ ngừng việc chỉnh sửa portfolio. Ba sản phẩm tốt lúc nào cũng hơn 10 sản phẩm chất lượng thấp, chả có ai quan tâm số lượng, chỉ có chất lượng mới quan trọng       

10. Lắng nghe con tim mình 

Nếu sản phẩm bạn làm ra ko thể tạo hứng thú cho bạn được, thì nó sẽ ko tạo hứng thú cho ai cả. Thật sự rất khó để giả mạo sự nhiệt tình trong những sản phẩm tầm thường, vứt chúng đi!       

11. Hãy để sản phẩm của bạn dễ nhìn 

Con người ai chẳng lười,  nếu bạn muốn người ta xem tác phẩm của mình, hãy làm cho nó dễ nhìn. Nhiều lúc khách hàng chỉ cần xem file JPG hay PDF thôi.       

12. Viết địa chỉ thư bằng tay 

Khách hàng, nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng bị thu hút bời những bức thư có địa chỉ được viết tay, bạn biết đấy, các mối quan hệ thân mật thường tiến xa hơn ;))       

13. Thời gian rất quí báu, hãy đi thẳng vào công việc  

Tránh những trò đùa cũng như mánh lới quảng cáo khi liên hệ với các studio để làm việc, họ biết hết các chiêu của bạn, hãy thẳng thắn, như thế họ sẽ biết ơn bạn hơn.       

14. Đừng bao giờ nhận thử việc ko lương 

Nó là một tội ác, những studio ko trả lương cho người thử việc (cho dù là ở mức tối thiểu) là những studio ko đáng để bỏ sức vào làm việc.       

15. Hãy thử việc ở nhiều nơi nhất mà bạn có thể 

Thử việc là một gánh nặng tài chính, nhưng nó khá quan trọng. Nó giúp bạn cọ sát nhiều trong ngành công nghiệp này và tìm ra vị trí phù hợp cho bạn nhất.       

16. Đừng phí phạm quãng thời gian thử việc của bạn 

Công việc ở 1 studio có thể nhàm chán hoặc thú vị, đừng để tâm những chuyện đó và luôn nhớ rằng, trách nhiệm của bạn là tìm ra những thứ cần làm.       

17. Kết bạn với người ở xưởng in (hoặc nhân viên IT nếu bạn làm mảng digital)

Một mối quan hệ tốt với những người làm trong xưởng in là vô giá, họ sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cũng như góp phần bảo vệ môi trường. Nếu làm trong mảng Digital bạn cần tìm hiểu các công nghệ mới, những người làm IT sẽ giúp bạn cập nhật những điều này.

18. Tìm những cửa hàng đồ tự chế  

Những nơi như thế là nguồn tài nguyên vô giá với những hiện vật độc đáo giá rẻ đc chuẩn bị sẵn sàng cho bạn mày mò và trang trí lại.       

19. Hãy kiên nhẫn  

Việc bạn ko tìm được chỗ làm thích hợp sau nhiều lần thử việc là chuyện bình thường, hãy thử với những studio mà bạn vẫn chưa xin vào.       

20. Luôn đặt câu hỏi  

Đặt giả thuyết với mọi thứ, hãy đặt câu hỏi, cho dù bạn nghĩ là bạn đã biết câu trả lời, tin tôi đi, bạn sẽ bất ngờ bởi những hiểu biết của mình quá ít ỏi.       

21. Hãy chủ động với những cơ hội  

Bạn sẽ cám thấy mình khá táo tợn khi làm như vậy,  nhưng bạn phải chủ động xin xỏ, hãy hỏi xin để được tham gia vào 1 buổi triễn lãm hay có tên trên một tạp chí…nếu bạn ko chủ động, bạn sẽ ko có gì cả       

22. Tìm kiếm lời phê bình, ko phải lời khen  

Bạn sẽ ko học đc gì khi được bảo rằng bạn giỏi như thế nào, thậm chí nếu những gì bạn làm ra là hoàn hảo, hãy tìm những lời phê bình, hãy luôn hỏi "làm sao tôi có thể khiến nó tốt hơn?", "có vần đề gì với tác phẩm này?", bạn luôn có 1 sự lựa chọn bỏ qua lời phê bình nào đó nếu thấy chúng không hợp lý.       

23. Kết bạn, ko phải tạo kẻ thù  

Nền công nghiệp thiết kế là một thế giới rất nhỏ, nó là một mạng lưới mà ở đó ai cũng biết đến nhau. Hãy luôn nhớ tới điều này trước khi chọc giận 1 ai đó.       

24. Tiếng lành đồn xa  

Một người thử việc tốt sẽ nhận thấy danh tiếng của người ấy luôn đi trước họ. Công việc sẽ thường xuyên tìm đến bạn theo đường miệng truyền miệng này       

25. Đừng để bị say xỉn ở những sự kiện chuyên nghiệp  

Luôn có sự khác nhau giữa "vui vẻ" và "be bét". Những việc như thế sẽ làm hao hụt nhân phẩm, danh tiếng và có khả năng là công việc của bạn nữa đấy.       

26. Mạng lưới  

Có một vài sự thật trong câu "nó không phải những gì bạn biết, đó là những người bạn biết". Nói chuyện với mọi người, gửi email, hoặc ít nhất thì cũng nên đăng kí 1 tài khoản Twitter (hoặc Facebook).       

27. Ăn mặc đàng hoàng và nghiêm túc (1 chút)  

Bạn nghiêm túc với công việc của mình ? Vậy thì hãy ăn mặc 1 cách nghiêm túc. Khách hàng thích bàn bạc với những người mà họ có vẻ quan tâm đến công việc       

28. Đừng bao giờ làm free  

Việc làm này không chỉ hạ thấp sự chuyên nghiệp của bạn, mà nó còn làm bạn có vẻ non kém. Cho dù là những khách hàng "dễ thương" cũng sẽ lợi dụng điều này.       

29. Thương lượng  

Nếu thực sự bạn phải làm mà không được gì cả, hãy thương lượng. Ko phải lúc nào các khoảng thanh toán đều phải quy về tiền bạc. Khách hàng có thể có những thứ mà bạn cần hơn là tiền.       

30. Đọc hợp đồng  

Đừng bao giờ kí một hợp đồng trước khi bạn đọc kĩ nó, và tất nhiên, đừng bắt đầu làm việc cho một cty nào nếu ko có hợp đồng, bạn có thể tự viết nó nếu cảm thấy cần thiết.       

31. Làm cho hoá đơn của bạn nổi bật 

Các cty lúc nào cũng ngập lụt với các hoá đơn. Làm cho cái của bạn bạn nổi bật với màu sắc hoặc hình dạng khác và nó có khả năng tăng lên đầu cọc 'chi trả'.       

32. Ko có công việc nào 'bèo' cả  

Lúc nào cũng phải tự nhắc bản thân làm hết sức có thể. Dù sao thì, bạn ko thể nào ko cảm thấy thỏa mãn khi đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất.       

33. Không có khách hàng 'bựa'  

Trách nhiệm của bạn là làm vừa lòng khách hàng. Nếu nó là bất khả thi, "chia tay sớm bớt đau khổ".       

34. Chấp nhận sự hạn chế

Sự hạn chế là điều vô giá cho việc tạo ra một sản phẩm thành công: Chúng cho bạn một cái gì đó để chống lại. Từ sự căng thẳng này dẫn đến 1 cái gì đó suất sắc.       

35. Môi trường xung quanh không phải là hạn chế  

Sản phẩm của bạn tác động lên môi trường như thế nào ko thể chỉ nhận định một cách sơ sài được, với tư cách là 1 nhà thiết kế, nó là vấn đề quan trọng nhất đối với bạn.       

36. Những vấn đề vớ vẩn sẽ dẫn đến những giải pháp vớ vẩn  

Luôn luôn đặt câu hỏi với bản tóm tắt của khách hàng, định nghĩa lại các câu hỏi, hai bản tóm tắt ko nên giống nhau, một vấn đề độc đáo sẽ dẫn đến một giải pháp độc đáo.       

37. Những ý tưởng mới lúc nào cũng 'ngốc nghếch'  

Ý tưởng mới được hình thành mà không có bối cảnh và không có các giải pháp để thành công – điều này làm cho chúng ngớ ngẩn, vụng về, thậm chí không thể.       

38. Đừng đánh giá thấp việc làm tự khởi xướng

Khách hàng liên lạc với bạn vì công việc bạn tự khởi xướng. Trớ trêu thay, ngành kinh doanh thích thú với những ý tưởng ko bị ảnh hưởng bởi những mối quan tâm của doanh nghiệp.       

39. Biện minh cho quyết định của bạn

Khách hàng lo sợ những quyết định tùy tiện – họ muốn giải quyết vấn đề. Có một lý do cho tất cả mọi thứ, thậm chí nếu điều này là không hợp lý.       

40. Đưa ra bản phác thảo, không đánh bóng ý tưởng

Khách hàng thường nhầm lẫn các thiết kế thô cũng là các thiết kế cuối cùng. Đưa ra các bản phác thảo khi bạn có thể, nó làm cho họ cảm thấy họ có liên quan.

41. Làm việc với khách hàng, không phải chống lại họ 

Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang đúng, nhưng nếu nhìn vào giải pháp của khách hàng cùng lúc với giải pháp của bạn, đôi khi bạn sẽ phải ngạc nhiên.       

42. Đừng luôn luôn không trả lời

Đấu tranh cho các giải pháp vượt trội. Chứng tỏ suy nghĩ của bạn với khách hàng, dẫn dắt họ đi qua nó – thật khó để tranh luận với logic.       

43. Chọn cuộc chiến của bạn

Ngành công nghiệp sáng tạo thường dễ làm người ta nổi điên, nhưng không phải tất cả các cuộc tranh luận đều cần thiết. Điều này cần có thời gian để hiểu.       

44. Nếu bạn chuẩn bị thất bại, hãy thất bại một cách đẹp mắt  

Trở nên tham vọng có nghĩa là bạn phải làm những thứ bạn ko thể làm đc. Thất bại là một rủi ro, nhưng đôi khi nó là cần thiết.       

45. Hãy là một người thẳng thắn  

Bất kể bạn đang làm việc với ai, hãy lên tiếng nếu có gì đó ko đúng.       

46. Nhận trách nhiệm nếu làm sai  

Nếu công việc có sai sót, hãy biết nhận trách nhiệm. Có vẻ khó, nhưng có trách nhiệm thì có nghĩa là bạn có thể làm một điều gì đó.       

47.Chia sẻ ý tưởng của bạn

Bạn sẽ không có gì để đạt được nếu giữ chằm chặp ý tưởng của bạn, chúng có thể quý giá, nhưng bạn chia sẻ càng nhiều bạn càng nhận được những ý tưởng mới.       

48. Ra khỏi studio

Một thiết kế tốt được tạo nên từ sự hiểu biết các mối quan hệ giữa các vật xung quanh ta. Những mối liên quan này ko thể tìm đc nếu bạn chỉ ở trong studio.

49. Những giải thưởng là rất tuyệt, nhưng không quá quan trọng  

Những tấm bằng khen để trên kệ rất đẹp, nhưng khách hàng ít khi nhấc điện thoại lên liên lạc với bạn vì chúng, nhưng những sản phẩm tốt lại khuyến khích họ làm vậy.       

50. Đừng quá nghiêm túc

Làm việc thì nghiêm túc, nhưng bạn đừng quá nghiêm túc, những người như vậy thường hay bị người ít nghiêm túc hơn (như tôi) chọc ghẹo. :))
(st)

Những điều cần chú ý cho design để kiếm được công việc tốt

Một trong những điều khó nhất khi bạn bắt đầu bước chân vào làm việc trong lĩnh vực thiết kế là làm cách nào để mọi người biết đến bạn, đó có thể là cả một kỳ tích, như rất nhiều Designer đang làm choáng ngợp toàn thế giới, nhưng dưới đây chúng ta có một vài điều nhỏ bạn có thể thực hiện để giúp mọi người cảm thấy hứng thú với khả năng và những tác phẩm của bạn.
 1. Một trang blog hoặc Portfolio online
 
 “Misha” by Dan Matutina for GOOD Magazine
Đây là một nguyên nhân gây nên tranh cãi, nhưng đưa những tác phẩm của bạn lên cộng đồng trực tuyến là cách dễ nhất, trực tiếp nhất để bạn quảng bá cho công việc của mình. Dan Matutina, hoặc Twisted Fork, nói rằng một số lượng lớn đơn đặt hàng ông có được là nhờ vào những mẫu sản phẩm ông post trên website và Behance Portfolio của mình. Khách hàng tình cờ nhìn thấy các tác phẩm của ông, họ bị ấn tượng và lập tức thuê ông.
Khi ai đó bắt chước bạn, rất có khả năng họ sẽ bị bắt thóp bởi một người nào đó, tình cờ. Chuyện đó sẽ giúp ích nếu bạn lỡ cho mọi người thấy “nghề” của mình quá nhiều. Nếu bạn chưa thấy thoải mái, hãy thử upload một “screenshots” rộng 400 pixel cho tác phẩm của bạn lên Dribbble.
Cài đặt blog dễ dàng và hoàn toàn miễn phí. Hãy thử và xem những gì sẽ xảy ra.
2. Những Project đầy sáng tạo va đam mê

 “Self Portrait” by Mark Weaver
Từ tháng 3 năm 2008 đến thang 12 năm 2009, Mark Weaver đã tạo ra Make Something Cool Everyday, một bộ sưu tập các bài thực hành. Nó giúp anh ổn định phong cách và khiến mọi người cảm thấy vô cùng hứng thú với anh và các tác phẩm của anh. Một Designer khác, Nicole Meyer, đã khởi đầu Branding 10.000 Lakes, một dự án được khá nhiều người biết đến vào năm ngoái.
Những dự án như thế là thách thức với một Designer như bạn, và đôi khi bạn hoàn tất những tác phẩm ngay cả trong thời gian nghỉ ngơi. Thêm vào đó, khi bạn tạo được làn sóng cộng đồng với những dự án cá nhân, bạn cũng đồng thời khêu gợi nên mối quan tâm rộng rãi hướng đến các thiết kế khác của mình.
3. Tham gia các buổi hội thảo, sự kiện và triển lãm
Mạng lưới xã hội là một phần quan trọng to lớn ở đây. Bạn biết những điều tương tự như sẽ không có một hướng dẫn phát triển cụ thể nào cho Designer, nhưng cũng sẽ giúp bạn tạo dựng mối quan hệ trong khu vực của mình.
Khi một đàn anh, đàn chị biết đến khả năng của bạn, và có thể đảm bảo về bạn và công việc của bạn thì bạn sẽ được hỗ trợ nhiều hơn, có uy tín và được biết đến rộng rãi hơn.
4. Có Business Card cho riêng mình
 “Fitzgerald Business Cards” by The Heads of State
You the Desgner gần đây đã đăng 35 Quality Business Card Design Templates để giúp bạn khởi đầu. Hãy xem qua những bài đăng của You the Designer để có thêm nhiều cảm hứng.
5. Tìm hiểu những người bên ngoài lĩnh vực của bạn
Một khi đã có được các mối quan hệ trong ngành của mình, hãy bước ra ngoài và gặp gỡ những con người ở những ngã đường khác khau trong cuộc sống. Doanh nghiệp nhỏ, các cá nhân mạnh dạn dám làm và kể cả các công ty nằm ngoài vòng tròn sáng tạo nhưng cần dịch vụ thiết kế.
Ngoài kia là một thế giới rộng lớn và có thể rất khắc nghiệt với bạn khi mới bắt đầu, nhưng những bước ở trên ít nhất sẽ giúp bạn đem tên tuổi của mình ra xã hội và sẵn sàng cho mọi khả năng.

17 điều cần biết cho những người làm freelance designer

Rất dễ dàng để có thể bắt đầu trở thành một nhà thiết kế tự do. Bạn không cần phải có một nền giáo dục đặc biệt (mặc dù có thể nó là hữu ích) và cũng chẳng có cơ quan quản lý hay cấp phép nào yêu cầu bạn phải có kinh nghiệm cả. Vì lý do đó mà có rất nhiều nhà thiết kế tự do, chính vì vậy mà bạn cần phải thực sự giỏi cái mà bạn làm để có thể thành công.
Nếu như bạn có một vài năm kinh nghiệm làm việc cho một studio thiết kế hoặc thiết kế trong nhà, thì bạn đã có rất nhiều kỹ năng để có thể trở hành một freelance designer thành công. Tuy nhiên, nếu như bạn chỉ vừa mới bắt đầu công việc thiết kế, thì bạn cần phải có được những kinh nghiệm giá trị.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-1

Thu thập kinh nghiệm không có nghĩa là bạn phải làm việc với những khách hàng trả lương thật cao cho bạn.Bạn có thể có được vô số kinh nghiệm nhờ làm các dự án cá nhân hoặc tham gia vào một tổ chức phi lợi nhuận đang tìm kiếm người thay thế với mức lương thấp. Tìm kiếm những cơ hội việc làm nơi bạn có thể giúp bạn phát triển các kỹ năng và giúp bạn trở thành nhà thiết kế có giá trị cho các khách hàng trong tương lai.


2. Nhận thức được những nhược điểm đối với công việc tự do


Bảo hiểm – một khía cạnh mà hầu hết mọi người không xem xét đến trước khi trở thành một freeancer đó là việc có được bảo hiểm để bảo vệ việc kinh doanh của họ vì hầu hết các công ty và các cơ quan đã đăng ký trong một kế hoạch. Có bảo hiểm doanh nghiệp là rất quan trọng vì nó sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bất kỳ cáo buộc sơ suất hoặc thiệt hại tài sản nào nếu có. Hãy chắc chắn rằng bạn đã xem xét đến chi phí bảo hiểm khi quyết định làm công việc của một freelancer.
Hầu hết mọi người khi nghe đến công việc freelance đều cho rằng bạn sẽ ngủ muộn và có rất nhiều thời gian tự do để làm bất cứ cái gì bạn muốn. Trong khi đó, lợi ích lớn nhất bạn có được có lẽ là bạn là ông chủ của chính mình. Nhưng là một freelancer, bạn cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Nếu như bạn theo đuổi công việc này, hãy tự làm một bảng so sánh giữa những ưu và nhược điểm của một công việc văn phòng và một công việc freelance. Chẳng hạn như một số nhược điểm của một công việc freelance designer là:

Cân bằng cuộc sống và công việc: làm việc tại nhà thì thật tuyệt vời, nhưng nó cũng khiến bạn khó có thể tách biệt được thời gian và không gian làm việc của bạn với thời gian và không gian cá nhân. Thực ra, hầu hết cácfreelance designer đều làm việc nhiều hơn so với nếu như họ là một nhân viên văn phòng. Hãy chắc chắn rằng bạn đã chuẩn bị với những khó khăn có thể gặp phải khi tìm cách cân bằng cuộc sống và công việc.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-2

Lợi ích: một trong những lý do lớn nhất để chọn việc trở thành một nhân viên văn phòng so với làm việc tự do đó là việc bị mất đi rất nhiều lợi ích. Nếu như bạn có một người chồng làm việc, bạn sẽ có thể có bảo hiểm y tế bằng công việc của họ. Ngược lại, điều này có thể là một khoản chi phí lớn. Các lợi ích khác như:

Những phiếu lương đều đặn: hàng tháng, nếu như bạn là một nhân viên văn phòng, bạn sẽ có một khoản lương nhất định, và nếu bạn làm tốt, bạn sẽ có thưởng nữa. Nhưng là một freelance designer thì khác, có thể có những tháng bạn sẽ ngập trong công việc, nhưng có những tháng bạn lại chẳng có việc gì để làm cả. Vì vậy, nếu như bạn quyết định trở thành một nhà thiết kế tự do, thì hãy đảm bảo rằng bạn có thể xoay sở được trong những tháng “không một xu dính túi” nhé!

Sự tương tác cá nhân: làm việc trong một văn phòng giống như một nhân viên văn phòng sẽ giúp bạn có cơ hội được tương tác với các đồng nghiệp, khách hàng. Ngược lại, nếu là một freelance designer, bạn sẽ không có nhiều cơ hội được tiếp xúc với mọi người.


3. Hãy bắt đầu với việc là một freelance designer part-time nếu có thể


Việc trở thành một freelance designer part-time bước đầu sẽ giúp bạn không phải đối mặt với áp lực tương tự để có mức thu nhập, bởi lẽ bạn vẫn có mức lương full-time, điều này có nghĩa là bạn có thể tập chung vào việc xây dựng công việc kinh doanh của riêng bạn và cải thiện các kỹ năng của bạn mà không cần phải bỏ toàn bộ thời gian của mình vào công việc để kiếm thu nhập.
Một lợi ích khác của việc bắt đầu công việc part-time đó là bạn có thể sử dụng tiền bạn kiếm được để đầu tư vào công việc kinh doanh của bạn. Nếu bạn bắt đầu công việc freelance full-time ngay từ đầu, thì bạn sẽ cần dùng hầu hết thu nhập của mình để trang trải cho cuộc sống, và vì thế, bạn sẽ còn rất ít để đầu tư vào công việc kinh doanh của mình.
Nhìn chung, công việc tự do kết hợp với công việc full-time sẽ giúp bạn nếm trải được công việc freelance full-time tương tự như vậy mà ít mạo hiểm hơn.


4. Thiết đặt giờ làm việc


Như đã nói ở trên, việc tách biệt công việc ra khỏi cuộc sống của bạn sẽ trở thành một thách thức khi bạn làm việc tự do tại nhà. Vì điều này, bạn có thể sẽ nhận ra rằng bạn đang dành quá nhiều thời gian cho công việc so với dự định ban đầu, và bạn có thể sẽ đấu tranh để thỉnh thoảng thoát khỏi cái khung giờ do chính bạn đặc ra vì một số việc cá nhân. Vì thế, cách tốt nhất đó là bạn nên vạch ra một thời gian biển để nó có thể giúp cho bạn biết khi nào bạn nên làm việc, và khi nào nên nghỉ ngơi. Bạn có thể đặt thời gian làm việc hàng tuần, hoặc bạn có thể linh động hơn bằng cách đặt thời gian làm việc mỗi tuần hoặc mỗi ngày. Bất kể trường hợp nào, hãy bắt đầu mỗi ngày làm việc bằng cách biết rõ ràng rằng bạn mất bao lâu để lên kế hoạch làm việc và khi nào bạn sẽ hoàn thành nó.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-3


5. Thiết lập một nơi làm việc thoải mái


Nếu như bạn là một freelancer full-time thì bạn sẽ sử dụng phần lớn thời gian mỗi ngày ở phòng àm việc nhà bạn, vì vậy hãy đảm bảo rằng đó là một nơi thoải mái cho phép bạn tập chung và làm việc mà không bị quấy rầy. Sẽ thật lý tưởng nếu bạn có thể ra ngoài khi bạn không làm việc.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-4 


6. Thiết lập một trang portfolio hiệu quả


Một trong những tài sản lớn nhất của một freelance designer đó là một portfolio. Đối với rất nhiều freelancer, trang portfolio của họ chính là nơi biến những khách hàng tiềm năng thành những khách hàng thực sự. Một trang portfolio chất lượng có thể thu hút rất nhiều quan tâm và các mối liên kết mà có thể giúp một freelancer mới được thiết lập nhanh chóng, vì vậy hãy chú ý dành thời gian cho trang portfolio của bạn nhé!

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-5


7. Đầu tư vào trang thiết bị chất lượng


Như đã đề cập ở trên, một trong những lợi ích của việc trở thành một nhà thiết kế tự do part-time đó là bạn có thể tái đầu tư tiền mà bạn kiếm được vào công việc kinh doanh của mình. Điều này bao gồm việc trang bị cho chính bạn mọi thứ mà bạn sẽ cần có để có thể làm việc hiệu quả hơn. Có thể là một chiếc máy tính, phần mềm, một máy scan, một máy in, hay các dịch vụ văn phòng chung, và bất cứ thứ gì bạn sẽ cần cho công việc của mình. Hầu hết các freelancer có xu hướng tránh chi tiêu nhiều nhất có thể, nhưng hãy đầu tư những công cụ và trang thiết bị cần thiết để giúp bạn có thể làm việc hiệu quả nhất. Tất nhiên là bạn sẽ cần biết cái gì cần thiết, cái gì không, nhưng đừng e ngại việc sử dụng tiền vào những thứ mà bạn cần cho công việc của mình.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-6


8. Giảm chi phí tiêu dùng bất cứ khi nào có thể


Một lượng tiền lớn mà bạn cần khi trở thành một freelancer sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sinh hoạt của bạn. Nếu bạn có thể giảm những chi tiêu không cần thiết, bạn sẽ giảm được áp lực kiếm tiền cho bản thân. Hãy thử nhifnlaij xem bạn đã chi tiêu như thế nào. Hầu hết chúng ta đều có rất nhiều cách để cắt giảm chi tiêu nếu chúng ta muốn hoặc cần. Chính vì vậy, hãy thử xem xét nó nhé.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-7


9. Lên danh sách những điều bạn cần làm


Một trong những thử thách bạn sẽ phải đối mặt khi là một freelancer đó là bạn sẽ phải quản lý chính mình và quyết định sử dụng thời gian của mình như thế nào cho hợp lý. Nếu như bạn có một vài cái deadline với những dự án của mình, hãy theo dõi và thiết lập một vài cột mốc quan trọng mà bạn cần đạt được để có thể kịp deadline, điều này sẽ khiến cho khách hàng của bạn hài lòng, và bạn không phải đối mặt với những lo lắng không đáng có. Ngoài ra, điều này cũng sẽ giúp bạn định hướng được công việc của mình, bạn chẳng cần phải ngồi nghĩ sau khi hoàn thành cái này, mình sẽ làm gì tiếp theo.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-8


10. Có một hệ thông đã thiết lập để theo dõi thời gian và lập hóa đơn cho khách hàng


Các vấn đề liên quan đến kinh doanh luôn là một nỗi sợ hãi đối với các freelancer. Do vậy, hãy đảm bảo rằng mọi thứ đều có tổ chức. Có rất nhiều website hỗ trợ việc này, có thể mất phí hoặc không. Bạn có thể tham khảo ở một số website FanurioFreshBooks, và Zoho hoặc 20 Invoicing Tools for Web Designers.


11. Lên kế hoạch thời gian mà bạn cần để đầu tư vào công việc


Rất nhiều freelancer đã rất ngạc nhiên khi nhận ra rằng họ đã mất rất nhiều thời gian cho những công việc chẳng thu được lại chút thu nhập nào nhưng lại rất cần thiết trong công việc kinh doanh. Chẳng hạn như các vấn đề tài chính, trả lời email, tìm việc, giao lưu với các chuyên gia trong ngành khác và vv. Tất cả những điều này đều cần được làm để có thể trở thành một freelancer thành công, nhưng hầu như không có công việc nào trong số đó mang lại thu nhập trực tiếp cả. Đừng mong đợi rằng bạn có thể sử dụng toàn bộ thời gian làm việc của mình vào các dự án của khách hàng mà có thể tạo ra thu nhập. Thay vào đó, hãy lên kế hoạch lịch trình của bạn và tính toán để có thể đưa ra bảng báo giá cho các khách hàng tiềm năng của mình.


12. Xem xét đến việc chuyên môn hóa


Một vài freelancer có thể tách mình ra khỏi đám đông và thu hút các khách hàng tiềm năng bằng cách trở thành một chuyên gia trong một lĩnh vực cụ thể hoặc một loại công việc cụ thể. Đây là những ưu và nhược điểm đối với việc chuyên môn hóa, nhưng nó cũng là một điều đáng để xem xét. Bạn có yêu thích loại công việc nào không, bạn có muốn sử dụng hầu hết thời gian làm việc của mình vào công việc nào không. Bạn có lĩnh vực chuyên môn nào mà giúp bạn có thể trở nên giá trị hơn đối với các khách hàng tiềm năng không?


13. Xem xét việc tạo dựng một blog


Có rất nhiều cách khác nhau để đưa các dịch vụ của bạn ra thị trường khi bạn là một freelance designer, một trong số đó chính là việc tạo dựng một blog, thường thì đối với ngành thiết kế, người ta thường ưu tiên trang portfolio. Các nhà thiết kế thường không sử dụng các trang blog của họ để đẩy mạnh các dịch vụ của mình, nhưng đây là một cách tuyệt vời để chứng minh chuyên môn của bạn, để xây dựng công nhận thương hiệu, và để cho portfolio của bạn có thêm nhiều cơ hội được tiếp xúc với mọi người.
Không phải ai cũng thu được lợi ích từ blog, nhưng hầu hết các freelance designer đều thu được những lợi ích đáng kể từ đó. Bắt đầu viết blog trên trang portfolio của bạn không có nghĩa là bạn phải viết blog hàng ngày, nhưng nó sẽ liên quan đến một số công việc của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn thích viết và thích tương tác với những nhà thiết kế khác, thì việc viết blog chính là một công cụ hữu ích đấy.


14. Dành thời gian cho những mối quan hệ


Hầu hết những freelancer thành công đều có một những mối quan hệ tốt với các nhà thiết kế chuyên nghiệp khác. Ví dụ như các nhà tiết kế khác, các nhà phát triển web, SEOs, các chủ kinh doanh nhỏ, và bất cứ ai mà có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Và bạn nên phát triển cả các mối quan hệ online và offline.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-9


15. Đừng lờ đi những cơ hội ở nơi bạn


Có thể làm kinh doanh với các khách hàng những người sống ở các khu vực khác nhau trên thế giới là một thuận lợi của việc trở thành một nhà thiết kế tự do, nhưng bạn cũng rất dễ để lờ đi các cơ hội phát triển việc kinh doanh ở nơi mình sinh sống. Vì hầu hết các nhà thiết kế đều không nhắm đến các khách hàng địa phương. Bạn có thể tối ưu hóa trang portfolio để thu hút những người tìm kiếm địa phương và bạn có thể tham gia vào cộng đồng để xây dựng mối quan hệ địa phương của mình.


16. Có những nguồn cần phải tới để tìm việc


Khách hàng của bạn sẽ đến từ mọi nơi, mọi nguồn. Một vài người có thể nghe về bạn qua lời người khác kể. Những khách hàng khác có thể sẽ biết đến bạn qua trang portfolio của bạn và liên lạc với bạn. Nhưng đôi lúc, bạn có thể tìm thấy công việc và không hứng với những nguồn khách hàng này. Trong những trường hợp này, sẽ rất hữu ích nếu như bạn có thể tìm được công việc khi bạn cần.

17-tips-de-bat-dau-cong-viec-freelance-designer-10 


17. Tập chung vào việc thu thập kinh nghiệm và học hỏi hơn là việc kiếm tiền


Nếu bạn có kế hoạch trở thành một designer, bất kể là một freelancer hoặc nếu bạn muốn trở thành một nhân viên văn phòng, thì việc làm việc để phát triển các kỹ năng của bạn sẽ quan trọng hơn là kiếm thật nhiều tiền. Tất nhiên là tất cả chúng ta đều có những thứ phải chi trả, những hóa đơn hàng tháng, nhưng việc cố gắng kiếm thật nhiều tiền có thể sẽ buộc bạn phải bỏ qua những cơ hội giá trị để cải thiện khả năng và thu thập thêm kinh nghiệm cho bản thân. Lên kế hoạch lịch trình của bạn để cho phép bạn có thời gian học và luyện tập nếu bạn có thể.